THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY
Trong quá trình hoạt động, do yêu cầu về sản xuất, kinh doanh, nhiều công ty có nhu cầu thành lập chi nhánh. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Le & Associates sau đây xin hướng dẫn cụ thể thủ tục thành lập chi nhánh công ty.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ thành lập chi nhánh bao gồm:
1.1. Thông báo thành lập chi nhánh. Nội dung thông báo gồm:
- Mã số doanh nghiệp
- Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Tên chi nhánh đại diện dự định thành lập;
- Địa chỉ trụ sở chi nhánh;
- Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh;
- Thông tin đăng ký thuế;
- Họ, tên; nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu chi nhánh;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
1.2. Quyết định và bản sao hợp lệ Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh của:
- Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Chủ sở hữu công ty/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần
- Các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh
1.3. Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
1.4. Bản sao hợp lệ CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực của người đứng đầu chi nhánh
1.5. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận ĐKKD/Giấy chứng nhận ĐKKD của công ty mẹ
1.6. Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ
1.7. Bản sao hợp lệ CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực của người nộp hồ sơ
1.8. Nếu văn phòng hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện: giấy tờ đáp ứng điều kiện theo pháp luật như chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ thành lập chi nhánh trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh hoặc nộp online qua website của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Đăng ký trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh:
- Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố nơi muốn thành lập chi nhánh
Đăng ký online:
Doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập chi nhánh qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Nhận kết quả
-
Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ
-
Trong thời gian từ 3 – 5 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sở để tiến hành cấp Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
-
Đối với doanh nghiệp chọn hình thức đăng ký online, nếu không dùng chữ ký số công cộng thì phải mang hồ sơ gốc đến Phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả.
LƯU Ý KHI THÀNH LẬP CHI NHÁNH KHÁC TỈNH
1. Địa điểm đặt chi nhánh
Theo Luật doanh nghiệp trước đây, doanh nghiệp chỉ được lập chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tuy nhiên nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi nghị định 78/2018/NĐ-CP đã bỏ quy định này. Do đó doanh nghiệp có thể đặt chi nhánh tại bất kỳ tỉnh, thành phố nào mà không bị ràng buộc như trước đây.
2. Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh ghi theo ngành nghề kinh doanh của đơn vị chủ quản. Doanh nghiệp cần tìm hiểu quy hoạch của địa điểm đặt chi nhánh có hạn chế ngành nghề kinh doanh nào không, từ đó lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp cho chi nhánh.
Ngoài ra, Doanh nghiệp cần chú ý đến mã ngành nghề và tên ngành nghề. Nội dung của Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 6/7/2018 có thay đổi so với nội dung Quyết định 337/QĐBKH ngày 10/4/2007 trước đây. Do đó, khi đăng ký thành lập chi nhánh, doanh nghiệp cần rà soát lại mã ngành nghề, tên ngành nghề của công ty chủ quản (Nếu đã đăng ký theo QĐ 337) có thay đổi (Theo nội dung mới tại QĐ 27) hay không. Nếu có thay đổi, doanh nghiệp có thể cân nhắc 2 hướng:
- Thay đổi ngành nghề tên giấy phép công ty mẹ trước, sau đó mới đăng ký ngành nghề cho chi nhánh hoặc
- Không đăng ký ngành nghề này cho chi nhánh
3. Hạch toán
Có 2 hình thức hạch toán cho chi nhánh: Hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc. Tùy vào hình thức hạch toán mà chi nhánh tiến hành thủ tục về con dấu, hóa đơn và thuế như sau:
Con dấu:
- Chi nhánh hạch toán độc lập: Phải có con dấu riêng. Chi nhánh tiến hành đăng ký con dấu tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch Đầu tư nơi chi nhánh đặt trụ sở
- Chi nhánh hạch toán phụ thuộc: Có thể có hoặc không cần con dấu riêng. Nếu có thì tiến hành đăng ký con dấu tương tự như chi nhánh hoạch toán độc lập.
Đăng ký và sử dụng hóa đơn
- Chi nhánh hạch toán độc lập: Phải nộp hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế chủ quản. Sau khi được chấp thuận, chi nhánh tiến hành đặt in hóa đơn và phát hành hóa đơn.
- Chi nhánh hạch toán phụ thuộc: Có thể có hoặc không cần hóa đơn riêng. Khi cần có thể xuất hóa đơn từ doanh nghiệp chủ quản.
Thuế
- Thuế môn bài: Chi nhánh hạch toán hay phụ thuộc đều phải kê khai và nộp lệ phí thuế môn bài tại nơi đặt chi nhánh. Thuế môn bài cho chi nhánh là 1.000.000 đồng/năm
- Thuế GTGT: Chi nhánh hạch toán hay phụ thuộc đều phải kê khai và nộp thuế GTGT tại nơi đặt chi nhánh. Chi nhánh có thể kê khai theo quý hoặc tháng.
Trên đây là tư vấn của Le & Associates về thủ tục thành lập chi nhánh công ty. Le& Associates cung cấp các dịch vụ Thành lập công ty; Tư vấn pháp luật thường xuyên;Tư vấn pháp lý trong quá trình hoạt động của công ty;…Để được hướng dẫn chi tiết hoặc tìm hiểu về dịch vụ pháp lý của chúng tôi, mời Quý khách hàng liên hệ tới tổng đài 1900 6239 hoặc tới trụ sở/chi nhánh Công ty chúng tôi để được tư vấn trực